Kia Sorento thắng lớn tại Hàn Quốc nhờ các phiên bản Hybrid
Đa số những lời phản đối đến từ những người yêu thích bản gốc trước đó, khi họ cho rằng Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên mới sẽ không bao giờ có thể sánh bằng phiên bản xa xưa, từng để lại trong người xem rất nhiều kỷ niệm.Đứng trước điều này, mới đây, 2 diễn viên chính của bản phim cũ là Dean Butler và Alison Arngrim đã lên tiếng xoa dịu dư luận và tin chắc rằng dự án mới này sẽ không làm hoen ố đi di sản của bộ phim truyền hình rất được yêu thích vào năm 1974.Trong cuộc phỏng vấn với Remind, Arngrim - người đóng vai Nellie Oleson trong bản gốc cho biết mình đã nghe được cả sự ủng hộ lẫn lời chê bai khi dự án mới sắp được khởi động. Bà nói: "Tôi nghe thấy được hai luồng ý kiến, hoặc 'Ôi trời ơi. Người ta đã làm lại nó. Đó là điều tuyệt vời nhất trở thành hiện thực', nhưng cũng có người liền khước từ nó. Theo họ, bản cũ đã hoàn hảo rồi, vì vậy đừng làm gì cả".Theo Arngrim, loạt phim sắp tới sẽ không giống với bản trước đây mà trung thành hơn với loạt sách gốc của Laura Wilder. Bà cũng hy vọng tiết lộ của mình sẽ xoa dịu cảm giác lo lắng, nhất là đối với những người hâm mộ nhiệt thành thương hiệu này.Butler - người đóng vai Almanzo trong loạt phim gốc - cũng chia sẻ phản ứng tương tự. Ông cho biết phiên bản sắp tới sẽ không cố gắng tái tạo tác phẩm của Michael Landon, mà thay vào đó sẽ mang đến những trải nghiệm thật sự "khác biệt" cho khán giả hiện đại.Ông nói chi tiết: "Sẽ không có chuyện sao chép vẹn nguyên những gì Michael đã làm. Michael là Michael. Ông ấy là một hiện thân đầy sáng tạo và đã mang loạt phim vượt thời gian này đến cho khán giả. Và hãy chờ xem, tôi rất tin tưởng ê kíp sắp tới cũng sẽ tạo ra được sự ảnh hưởng tương tự như thế".Arngrim cũng tiết lộ một điều quan trọng là sẽ không có diễn viên nào trong bản truyền hình trước đó quay lại ở phần mới này, nhưng cũng ngỏ lời mình rất sẵn sàng nếu được mời vào vị trí khách mời. "Tôi đã nói đùa rất nhiều năm rồi rằng từ một cô gái trẻ, tôi đã sẵn sàng để được thủ vai bà Oleson".Người hâm mộ Việt tổ chức triển lãm lấy cảm hứng từ album mới của Taylor Swift
Cả nước có 29 KCN đã đi vào hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. KCN chưa có hệ thống nước thải nằm ở các tỉnh: Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Bình Phước, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Đã thắng Trung Quốc, dứt khoát không cầu hòa Thái Lan, đội tuyển Việt Nam sẽ phải…
CLB Tennis Ông Bầu Sài Gòn kết nối cộng đồng tennis trên toàn quốc
Honda SH350i 2021 (trái) tích hợp đèn phản quang hai bên vè chắn bùn trước, trong khi Honda SH150i (phải) không có chi tiết này
Ra mắt máy tính AI đầu tiên tại Việt Nam dùng vi xử lý AMD
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.